Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
    Tin Việt Nam
EU đồng hành với sự phát triển bền vững của Việt Nam
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tâm lý - Xã hội
Ký ức Hoàng Sa dưới mái đình An Vĩnh
Được xây dựng từ thời vua Minh Mạng, đình làng An Vĩnh (ngày trước gọi là Lý Vĩnh), ở huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), là nơi các chính quyền, các tộc họ họp bàn việc làng, việc nước. Tại ngôi đình này, các binh phu Hoàng Sa được tuyển chọn và làm lễ tiễn đưa họ dong thuyền ra Hoàng Sa để làm nghĩa vụ với vua, với nước. Ngày 28.4 năm nay, tại đình làng An Vĩnh sẽ diễn ra lễ khao lề thế lính Hoàng Sa.

 


 


 










Làm lễ thả thuyền. Ảnh: Phạm Anh





Ra đi từ mái đình làng…


 


Nơi gần nhất của quần đảo Hoàng Sa với đảo tiền tiêu Lý Sơn là 140 hải lý. Do thuận lợi về vị trí, nên từ thời chúa Nguyễn, hải đội Hoàng Sa đã được thành lập (với nòng cốt là những trai tráng ở đảo Lý Sơn), cứ hàng năm vào khoảng tháng 2, tháng 3 âm lịch lại được lệnh ra quần đảo Hoàng Sa làm nhiệm vụ nhặt các sản vật trên đảo và nhiều cổ vật từ các tàu buôn phương Tây bị đắm trôi vào Hoàng Sa về dâng vua. Đồng thời, các binh phu còn phải đo đạc hải trình, dựng miếu, đo vẽ bản đồ, cắm mốc chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa.


 


Theo TS Nguyễn Đăng Vũ, giám đốc sở Văn hoá, thể thao và du lịch tỉnh Quảng Ngãi, các chức sắc và tộc họ trên đảo Lý Sơn thời ấy luôn tổ chức tuyển lựa binh phu tại đình làng An Vĩnh. Sau khi tuyển chọn xong, đội binh phu được lệnh lên đường. “Trước đó, khi Lý Sơn chưa tách ra làm đơn vị hành chính riêng, thì binh phu đi Hoàng Sa đều xuất phát từ Sa Kỳ (cảng Sa Kỳ bây giờ), xã Bình Châu, huyện Bình Sơn. Đến khi dòng họ Võ ở Lý Sơn xin và thành lập làng An Vĩnh, An Hải trên đảo Lý Sơn, tất cả binh phu Hoàng Sa đều ra đi từ mái đình làng An Vĩnh”, ông Vũ cho biết. Thế nhưng, vào thời ấy, với năm chiếc thuyền câu bé nhỏ đi giữa muôn trùng sóng gió, “người đi thì có, người không thấy về”, nên cộng đồng đảo Lý Sơn làm lễ tiễn đưa các binh phu ra đi và gọi đây là “lễ khao lề thế lính Hoàng Sa”.


 


Giải thích về “tế”và “thế” diễn ra tại đình An Vĩnh, cụ Võ Hiển Đạt ngụ ở thôn Đông, An Vĩnh, cho biết: “Thế” tức là những chàng trai này sẽ thay cho đội quân ra đi từ năm trước để tiếp tục nhiệm vụ. Còn “tế” ở đây là tế lúc họ còn sống, vì hầu như ai cũng biết rằng họ ra đi nhưng chưa chắc đã trở về. Trước khi tạm biệt song thân, vợ, con, những binh phu mang theo lương thực, bảy sợi dây mây, bảy nẹp tre, một đôi chiếu và tấm thẻ bài được khắc tên họ, bản quán. “Nếu chẳng may hy sinh trên biển, họ sẽ được đồng đội bó xác lại và thả xuống biển với hy vọng khi trôi vào đất liền, người dân sẽ biết tung tích họ để đưa về bản quán”, cụ Đạt nói giọng ngậm ngùi.


 


Còn theo ông Nguyễn Cậu, người ở trong ban khánh tiết lễ này cho biết: “Để phục vụ cho buổi lễ, các tộc họ phải tươm tất đâu đấy đất hương hoả, ghe thuyền, trầu, rượu, vàng mã, thịt heo, xôi chè. Bắt buộc phải có: một con gà, một con cá nướng, một con cua, một món gỏi cá nhám. Bên cạnh đó, trên đàn lễ còn có: muối, gạo, củi, mắm, nồi niêu… là những thứ mà binh phu Hoàng Sa phải mang theo trên thuyền”. Theo đó, tại đình An Vĩnh, lễ tế chính trong ba ngày, nhưng lễ vật lúc này chỉ có trầu rượu, hoa quả. Trong ba ngày này, mọi lễ vật được tiếp tục chuẩn bị, như làm thuyền lễ và bài vị. Sau khi lễ hiến tế ông bà trong ngôi đình xong, đến khoảng 9 giờ 30 sáng ngày lễ chính, chiêng trống được gióng lên báo hiệu cho bà con tộc họ đã đến giờ làm lễ yết. Lễ tế lính Hoàng Sa được làm long trọng trước sân đình làng An Vĩnh do trưởng ban khánh tiết điều khiển.


 


Sau khi làm lễ xong, đội thả thuyền gồm mười nam thanh niên của làng An Vĩnh, rước thuyền từ sân đình làng xuống biển và thả thuyền. Thuyền lễ năm chiếc được thả xuống biển, có đế bằng ba cây chuối dài khoảng 1,5 – 2m, được kết lại với nhau bằng các thanh tre (đóng bè), gắn giấy ngũ sắc, có buồm, cờ, phướn. Theo đó, có một chiếc lớn nhất và bốn chiếc còn lại nhỏ hơn và bằng nhau. “Đây chính là những thuyền câu, tượng trưng cho phương tiện binh phu ngày trước ra đi. Đó không phải là thuyền bầu như lâu nay hay lầm tưởng, bởi thuyền bầu chỉ vận chuyển hàng, đi gần bờ, chứ không thuận lợi cho việc đi xa bờ”, TS Vũ nói. Các thuyền này được thả theo trình tự: hai thuyền nhỏ đi trước với chức năng tiền trạm, thuyền lớn đi giữa (vì trên thuyền có cai đội) và sau cùng là hai thuyền nhỏ. Trên thuyền đặt các hình nhân tượng trưng cho người lính trong Hải đội Hoàng Sa.





Tri ân những binh phu


 


Trong biến động của lịch sử, đình làng An Vĩnh tuy còn giữ cái vóc thái thuở nào, nhưng không thể yên lành trước những cuộc bể dâu. Cùng với hàng trăm binh phu đã nằm lại vĩnh viễn dưới biển Hoàng Sa, Trường Sa, nay chỉ còn là những mộ gió hiu hắt ở quê hương. Mãi đến năm 2010, ngôi đình làng mới được phục dựng trở lại. Và, cũng vào tháng 4.2010, 1.000 tăng ni phật tử đã long trọng rước danh tánh bài vị của các binh phu Hoàng Sa từ Âm Linh tự (thôn Đông, An Vĩnh) về thờ phụng ở đình làng An Vĩnh, nơi họ dứt áo ra đi từ hàng trăm năm trước.


 


Đến đảo Lý Sơn bây giờ, đình làng An Vĩnh uy nghiêm khói nhang nghi ngút hàng ngày. Những ngư dân trên thuyền cá tại nơi này, trước khi ra Hoàng Sa, Trường Sa đánh bắt hải sản, họ đều đến đây để thắp nén nhang cầu cho vong linh của binh phu phù hộ sao cho biển yên trời lặng. Ngư dân Lý Sơn đời đời nhớ ơn binh phu Hoàng Sa ngày ấy, đã là “binh”, là “Hải đội”, nhưng họ ra khơi không phải bằng những chiến thuyền, mà bằng những chiếc thuyền câu và họ liên lạc với nhau bằng việc thổi con ốc u trên biển. Ngày đó, tuy người lính đã chuẩn bị rất kỹ cho… cái chết của mình, nhưng hầu như có rất ít xác của người lính thuỷ trôi dạt về đảo. Vì vậy, người ta mới nghĩ ra việc làm những hình nhân và xây mộ gió cho những người lính này. Về sau, những người đi biển khi mất xác sẽ được làm hình nhân thế mạng trước khi chôn cất.


 


Cụ Võ Văn Toại ngụ ở thôn Đông, An Vĩnh, người chuyên nặn hình nhân cho biết: “Những hình nhân bằng đất sét sẽ thay thế cho thân xác họ nơi biển cả. Việc làm này không ngoài mục đích an ủi họ và người thân trước mất mát”. Âm Linh tự chính là nơi lưu giữ những vong hồn cũng như những ngôi mộ gió của người lính Hoàng Sa. Chính vì lẽ đó, mà có thời điểm, khi đình làng An Vĩnh chưa phục dựng, Âm Linh tự là nơi tổ chức lễ khao lề thế lính Hoàng Sa...


 


An Bình – Phạm Anh


 


 


Quảng Ngãi: Từ ngày 25 – 29.4, tổ chức lễ khao lề thế lính Hoàng Sa và tuần văn hoá biển đảo


 


Ngày 23.4, TS Nguyễn Đăng Vũ, giám đốc sở Văn hoá, thể thao và du lịch tỉnh Quảng Ngãi, cho biết từ ngày 25 – 29.4, tại thành phố Quảng Ngãi và huyện đảo Lý Sơn sẽ diễn ra lễ khao lề thế lính Hoàng Sa và tuần văn hoá biển đảo với nhiều hoạt động văn hoá, văn nghệ. Trước đó, bộ Văn hoá, thể thao và du lịch đã công nhận đình An Vĩnh là di sản văn hoá quốc gia, lễ khao lề thế lính Hoàng Sa là di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia. Tại thành phố Quảng Ngãi, sáng ngày 25.4 sẽ khai mạc các hoạt động như: triển lãm tài liệu, hiện vật, sách, ảnh nghệ thuật về biển đảo; các trò chơi dân gian; các hoạt động thể thao…; ngày 27.4, diễn ra hội thảo khoa học quốc tế về “Chủ quyền lịch sử và pháp lý của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”. Tại huyện đảo Lý Sơn, lễ khao lề thế lính Hoàng Sa sẽ diễn ra trong hai ngày 27 và 28.4, trong đó có lễ cầu siêu cho vong linh của các binh phu Hoàng Sa; các hoạt động múa lân, múa gươm, thả thuyền… Theo ban tổ chức lễ hội, có khoảng 2.000 khách thập phương sẽ đến đảo Lý Sơn trong những ngày diễn ra lễ hội.


 


Phạm Anh

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Nam công nhân đào được cục vàng nguyên khối trị giá hơn 10 tỷ đồng (03-05-2024)
    Tại sao nhiều người cho rằng không nên ghép 2 nải chuối để thắp hương? (23-04-2024)
    MC Thảo Vân gặp tai nạn giao thông trong lúc cầm lái xe ô tô (19-04-2024)
    Mang 4kg vàng ra ngân hàng bán, người phụ nữ bất ngờ bị cảnh sát điều tra: Chân tướng vụ án trộm cắp 3 năm trước được vạch trần (12-04-2024)
    Xin tinh trùng để làm mẹ đơn thân (12-04-2024)
    Người nước ngoài rời khỏi hiện trường sau khi tông chết người (04-04-2024)
    Đàn bà sướng hay khổ chỉ cần nhìn 4 điểm này, không phải nhan sắc (31-03-2024)
    Bạn gái cũ của Elon Musk có tình mới (24-03-2024)
    Nhan sắc vạn người mê của cô gái có tướng 'vượng phu' đang nổi rần rần trên mạng xã hội (23-03-2024)
    Người phụ nữ bị bắt vì đổ xăng miễn phí suốt 6 tháng (17-03-2024)
    Bí mật trong tủ quần áo của người đàn bà tố chồng theo nhân tình: Phát hiện kinh hoàng (15-03-2024)
    Đẩy cửa nhà tắm, tôi lặng người khi thấy thân thể không trọn vẹn của vợ và giờ đã hiểu lý do cô ấy luôn thiếu tự tin đến thế (14-03-2024)
    Chấp nhận đi nhặt rác và ăn đồ thừa để dành tiền cho con đi du học, cụ ông tan nát cõi lòng với câu nói của cô con gái (09-03-2024)
    Cụ ông 80 tuổi vẫn lang thang đi nhặt rác, số tài sản 'khủng' trong tay khiến ai cũng giật mình (08-03-2024)
    Vợ mang bó hoa 8/3 về, chồng ghen tuông rồi xấu hổ khi biết nguồn gốc (07-03-2024)
    Những thứ không nên nhặt ngoài đường mang về nhà kẻo vận xui đeo bám, mang họa vào thân (06-03-2024)
    4 mẹo làm sạch mùi hôi và nhớt của khăn mặt khi dùng lâu (04-03-2024)
    Anh trai tôi cầu hôn bạn gái giữa đám đông nhưng không ngờ lại nhận về 2 cái tát (27-02-2024)
    Hùng hổ gọi anh trai về cùng để bắt quả tang chị dâu làm chuyện khuất tất, nhưng khi cánh cửa mở ra, người xấu hổ lại là tôi (26-02-2024)
    Đến nhà tôi ra mắt bố mẹ, bạn trai chỉ nói vài câu mà bố tôi sa sầm mặt, ép tôi chia tay (25-02-2024)

Các bài viết cũ:
    Xe chở 17 tấn hàng làm sập cầu 8 tấn (24-04-2013)
    Lời khai ban đầu của nghi can tưới xăng thiêu sống người yêu (22-04-2013)
    Đường bauxite: Chưa đi đã nát (17-04-2013)
    Xót lòng nhìn học trò ăn cơm với muối trắng (15-04-2013)
    Người nuôi yến lo lắng (11-04-2013)
    Cháy rụi 10 xe buýt đang chờ đấu giá (09-04-2013)
    Vinashin tìm cách kéo dài khoản nợ 600 triệu USD (05-02-2013)
    Con trai ông Nguyễn Bá Thanh làm Bí thư Thành đoàn Đà Nẵng (05-02-2013)
    Siêu thị quá tải trong ngày vàng mua sắm Tết (03-02-2013)
    Vào “trung tâm heo lậu” (01-02-2013)
    Tàu lửa “trôi” tự do (28-01-2013)
    Đổi tiền lẻ, tiền mới: Hốt bạc! (24-01-2013)
    Cuối năm, tiền mặt đang "chảy" vào đâu?  (23-01-2013)
    Nhiều “ông lớn” cổ phần hóa (22-01-2013)
    Gửi 1 nghìn tấm thiệp chúc tết ra đảo Trường Sa (09-01-2013)
    Khốn khổ vì rét đậm (04-01-2013)
    Thương lái Trung Quốc núp bóng du khách để mua cua biển (02-01-2013)
    Thách thức của lạm phát (28-12-2012)
    Lại loạn tin đồn bắt cóc trẻ em, mổ lấy nội tạng (28-12-2012)
    51% mẫu rau có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (20-12-2012)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152893591.